Quang cao cua ban ở đây

Trái ngược lại, nếu người ta đặt câu hỏi rằng: "Cuộc sống sẽ như thế nào nếu bạn chịu chấp nhận quan niệm: There is No Failure, Only Learning Experience?"

Có 2 đứa trẻ cùng học lái xe đạp. Một đứa bị ngã vài lần thì liền bật khóc, nó rên rĩ và chấp nhận đầu hàng bằng cách từ bỏ ước mơ học lái xe đạp. Đứa còn lại, sau khi bị ngã thì dù thấy đau, nhưng nó đứng dậy và tự hào rằng:" Cái lần cuối cùng mà nó ngã, thì ít ra nó cũng giữ được thăng bằng trong vòng vài giây".

Cái khác biệt chính là ở chỗ đó, cái quyết định ai sẽ thành công và ai là người thất bại cũng ở chỗ đó, đó là sự khác biệt về góc nhìn, bỗng nhiên lúc này ta lại nhớ tới câu nói của Rich Dad với Kiyosaki: " What kind of world do you see?"

........................

Comfort Zone có thể hiểu nôm na, đó là vùng không gian, là lĩnh vực, là thói quen.. mà chủ thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Hàng ngày bạn thích làm cái gì, hoạt động trong lĩnh vực nào, giao tiếp trong môi trường xã hội nào... thì đó là Comfort Zone của bạn.

Cái quan trọng ở đây là kết luận của Tâm lý học và Xã hội học: Tương ứng với mỗi 1 con người là mỗi 1 địa vị xã hội là mỗi 1 Comfort Zone . Điều này cũng có nghĩa là: nếu một con người muốn thay đổi những kết quả mà họ đạt được thì họ bắt buộc phải thay đổi Comfort Zone

Để thay đổi Comfort Zone thì cũng chỉ có một con đường duy nhất: học những tri thức mà mình chưa bao giờ học, tập luyện các kỹ xảo mà mình chưa bao giờ có, giao tiếp trong môi trường xã hội mà mình chưa bao giờ đến... Nếu bạn không làm được điều này thì đồng nghĩa với việc: kết quả bạn thu được cũng không hề thay đổi.

Quy luật của sự phát triển

Sự phát triển là một phạm trù triết học dùng để chỉ quá trình vận động phát triển từ thấp lên cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện cho đến hoàn thiện hơn của sự vật.

Cái mấu chốt trong quy luật này là ở chỗ: Sự phát triển không diễn ra theo con đường thẳng tắp từ dưới lên trên như phần lớn người ta luôn quan niệm, mà nó phát triển theo con đường "xoáy ốc".

Sự phát triển theo con đường "xoáy ốc" ở đây, có thể hiểu nôm na đó là " 2 bước tiến và 1 bước lùi ".

Có một nhà báo trẻ khi phỏng vấn Thomas J. Watson-người sáng lập ra IBM,
"Làm cách nào để ông có thể thành công nhanh như vậy?". Watson đáp lại với 1 câu nói cực kì nổi tiếng: “If you want to be successful faster, you must double your rate of failure. Success lies on the far side of failure.”

Cho nên thật sự là điên rồ nếu như người ta muốn thành công nhưng lại không dám đối đầu với khó khăn và thất bại. Ta tự hỏi lí do tại vì sao, vì sao người ta cứ luôn né tránh khó khăn như một căn bệnh dịch, tại sao người ta lại lo sợ thất bại, nhưng lại mong muốn được tiến lên ?  




Có lẽ họ cho rằng mình là một thứ gì đó cao hơn tự nhiên, có quyền vượt ra khỏi mọi sự kiểm soát của các quy luật tự nhiên, nhưng họ quên mất 1 điều rằng, họ cũng chỉ là 1 thành phần của tự nhiên, chịu sự chi phối của các quy luật như sinh, lão, bệnh, tử

Quy luật phát triển theo đường "xoáy ốc" cũng thông báo với mọi người rằng, muốn phát triển đi lên thì chỉ có 1 cách duy nhất: mở rộng Comfort Zone. Muốn mở rộng được Comfort Zone thì như đứa bé tập lái xe đạp, phải có vấp ngã, phải có khó khăn... thì mới chinh phục được những thứ mà trước giờ ta chưa chinh phục được. Khi đã hoàn tất việc lái xe đạp, thì đứa bé này đã đạt được 1 thành tựu nhất định, nếu muốn phát triển hơn nữa thì nó lại phải tiếp tục mở rộng Comfort Zone bằng cách học lái xe máy, máy bay, tàu thuỷ...

Tôi có một ước mơ

"Tôi không muốn trở thành 1 người công nhân, làm việc đầu tắt mặt tối cho tới suốt đời. Tôi không muốn 1 cuộc đời phải dành dụm từng đồng, từng xu để rồi tới lúc chết để lại cho con cái của tôi những món nợ. Tôi không muốn như cha mẹ tôi phải lao động từ ngày này cho tới ngày khác mà không có lấy một ngày nghỉ ngơi. Tôi không muốn con cái của tôi, sẽ như tôi bây giờ chịu nỗi thèm khát về những thứ mình muốn ăn, những bộ đồ mình muốn mặc nhưng lại không đủ tiền vì nhà tôi nghèo...

Tôi muốn cha mẹ của tôi sẽ tới dự trận đấu bóng mà tôi tham gia, nhưng họ lại mắc bận vì làm việc. Tôi muốn được đi đến khắp nơi trên thế giới, thay vì suốt đời làm việc để rồi chết ở một nơi. Tôi muốn được tự do để làm những điều tôi thích, thay vì làm những điều mà người ta thích. Tôi muốn có nhiều tiền để giúp đỡ những người đang mòn mỏi chờ đợi sự cứu trợ..."

Đây là ước mơ của Kiyosaki, và ông ta nói rằng, một trong các yếu tố mấu chốt quyết định bạn có thành công hay không là: bạn phải có ước mơ hay lí do đủ lớn để có thể bẻ gãy mọi khó khăn trên đường đi.

Theo quy luật của sự phát triển thì khó khăn luôn xuất hiện, hơn nữa nó là 1 điều hoàn toàn cần thiết nếu bạn muốn tiến lên. Không có khó khăn, không có thất bại thì sẽ không có sự phát triển. Ước mơ càng lớn thì khó khăn sẽ ập tới càng nhiều

Một lần nữa, lại một câu nói bất hủ của Thomas J. Watson, khi người dưới quyền của ông ta đã phá sản 1 dự án hơn 10 triệu USD.


Ông này nói : "Tôi biết rằng ông sẽ đuổi việc tôi vì số tiền thua lỗ, tôi thành thật xin lỗi và xin được rời khỏi công ty"

Thomas J. Watson: "Anh đùa với tôi đấy à, tôi đã tốn 10 triệu USD để dạy cho anh một bài học về kinh doanh, bây giờ hãy nói cho tôi biết về ý tưởng kinh doanh mới của anh đi nào"

Giữa những người thành công và thất bại là hai góc nhìn về thế giới hoàn toàn đối lập. Một bên rụt rè lo sợ và tránh xa khó khăn, thất bại càng sớm càng tốt. Bên còn lại thì đối diện và giải quyết nó càng sớm càng tốt.
.......................


8h 30 p.m

Sau 3 h ngồi ghi lại những dòng hồi tưởng, tưởng chừng như đã bị đứt quãng bởi tiếng động ồn ào xung quanh. Ta nhìn lại mình, ta tự hỏi: "Còn muốn tiếp tục đi lên nữa hay không?"

..................

Bỗng nhiên lúc này ta lại nhớ tới người đàn ông đã ghi lên mặt kính 3 từ "Never give up". Ông ta tên là Donald Trump, bạn của Kiyosaki và hiện là tỉ phú của Mỹ với tài sản hơn 2 tỉ USD.

Khi được hỏi rằng: "Ông hãy miêu tả cuộc đời đầy sóng gió của mình trong 4 từ", Donald Trump đáp: "Tôi sống hạnh phúc"

Donald Trump nói thêm, nếu cho ông ta 5 từ, ông ta sẽ nói: "Tôi sống rất hạnh phúc"

................

Ta đã quyết định rằng mình sẽ tiếp tục đi lên, sẽ tiếp tục mở rộng Comfort Zone bằng cách liên tục tiến tới các khó khăn và thách thức. Và một khi khó khăn đã được xác định, thì ta cũng ghi lên bàn học của mình 3 từ: "Never give up!".

Ta ghi lời hứa này "Never give up" vào ý thức bằng cách suy nghĩ về nó 1 cách chủ động, ta lặp đi lặp lại lời hứa này "Never give up", "Never give up", "Never give up"... thật nhiều lần để nó chìm xuống tiềm thức, ta suy nghĩ về nó "Never give up" một cách thật mãnh liệt để khởi động dậy phần vô thức.

Và giờ đây khi ta đối diện với khó khăn, tiềm thức sẽ đưa ra phản xạ "Never give up", ý thức sẽ tính toán ra con đường để bẻ gãy khó khăn, vô thức sẽ trợ giúp bằng cách đưa ra câu trả lời chính xác hơn nữa để khoan thủng lấy bức tường khó khăn

...................

Ta mở toang cửa sổ, ta mở rộng tâm hồn, ta đón chào khó khăn, ta tìm kiếm thách thức, ta vứt bỏ sợ hãi, ta tiến tới thất bại, ta vượt qua thất bại, ta phá vỡ giới hạn...
Và để giờ đây 1 cuộc chiến đấu mới lại được bắt đầu

THAT YOU CAN DO SMALL THINGS IN A GREAT WAY
Hôm nay Doremon xin tặng các bạn một món quà có thể nói là vô giá sau đây, vì không dự định viết cái này, cho nên chỉ viết vài dòng, nhưng vài dòng này có thể tiết kiệm cho các bạn vài chục năm làm việc.


Doremon chỉ viết một phần của Nguyên Lý Pareto-hay còn gọi là Nguyên Lý 20/80 (sẽ gặp lại trong các bài sau)
Theo các báo cáo số liệu mà Pareto đã nghiên cứu từ tài sản của tổng thể nước Ý, thì ông ta đi đến kết luận sau:
20% dân số nước Ý lại sở hữu đến 80% tài sản trên toàn nước Ý
80% dân số nước Ý lại sở hữu có 20% tài sản trên toàn nước Ý
Từ kết luận này Pareto đã đem đến cho Kinh Tế Học một nguyên lý cực kì quan trọng: Nguyên lý 20/80
Theo các bạn, Nguyên lý này ứng dụng như thế nào để tiết kiệm cho các bạn 20, 30 năm hoặc hơn, trên con đường cuộc đời của mỗi người
Thứ nhất để bạn đọc khỏi hiểu lầm, con số 20/80 là con số mang tính chất tượng trưng, còn thực tế thì nó phụ thuộc vào từng lĩnh vực, từng môn học... Nhưng cái quý giá của nó là đây: Trong tổng số các phần tử thì luôn tồn tại những phần tử quan trọng hơn các phần tử khác nhiều lần
Trong 24h/ ngày của bạn, sẽ có 20% lượng giờ, cụ thể là 4.8 h lại đóng góp tới 80% hiệu suất trong ngày của bạn
Nếu 1 ngày bạn chia hành động của mình thành 10 phần, thì luôn có 2 hành động quan trọng hơn các hành động khác tới 4 lần
Trong tổng số khách hàng của công ty, luôn tồn tại 20% khách hàng quan trọng nhất...
Các bạn đã thấy được gì chưa?
Doremon lấy ví dụ để các bạn thấy
Richard Koch-tác giả của cuốn sách 20/80, ông ta kể rằng: trong thời gian ông ta được Giáo sư dạy cho mình nguyên lý này, thì ông ta cùng với Giáo sư đã nghiên cứu lại tất cả các bài kiểm tra và họ phát hiện ra được rằng: 80% điểm số trên bài kiểm tra chỉ nằm ở 20 % lượng kiến thức của toàn bộ khoá học. Cho nên Richard Koch ông ta luôn tìm ra 20% quan trọng nhất của khoá học và học thuộc nó, kết quả ông ta luôn đạt được điểm cao mặc dù học rất ít kiến thức. Bù lại các bạn đồng môn học cho hết khoá học nhưng điểm vẫn cứ thấp
Các bạn đã thấy được gì chưa? Làm ít được nhiều, học ít hiểu nhiều là mấu chốt của Nguyên Lý 20/80
Doremon lại lấy thêm ví dụ nữa
Brian Tracy, ông ta cũng đã ứng dụng Nguyên Lý này vào cuộc sống, ông ta nói rằng: giá trị của toàn bộ cuốn sách, chỉ nằm ở 1 phần nhỏ trong tổng thể cuốn sách, cho nên cách giải quyết là đây.
Ông ta giới thiệu trong cuốn sách của ông ta rằng, nơi ông ta sống (Mỹ) có các câu lạc bộ mà những người đầy học thức và tiền như Brian Tracy, cái mà họ thiếu là thời gian đọc sách, cho nên họ đã bỏ tiền ra thuê các giáo sư chuyên về lĩnh vực mà họ Nghiên cứu-Kinh tế Học bỏ thời gian ra đọc các cuốn sách mà họ cung cấp, sau đó các vị giáo sư này sẽ tóm tắt những cuốn sách dày vài trăm trang thành vài chục trang, và nhiệm vụ của Brian Tracy cùng với những người bạn là đọc vài chục trang nhưng chứa đựng toàn bộ tinh hoa của cuốn sách thay vì bỏ thời gian để đọc vài trăm trang


Các bạn đã thấy gì chưa?
Theo báo cáo số liệu về Kinh tế thì
10% lượng người lại sở hữa tới 90% tài sản trên toàn cầu, và chiếm tới 90% quyền lực cũng như tầm ảnh hưởng trên toàn cầu
90% lượng người còn lại chỉ chiếm 10% tài sản cũng như quyền lực trên toàn cầu
Và theo các công trình Tâm Lý Học mà Doremon có trong tay thì
10% dân số chiếm 90% tài sản học các môn học, có cách tư duy, góc nhìn cuộc đời hoàn toàn khác với nhóm 90% dân số nhưng lại sở hữu chỉ có 10% tài sản của nhân loại
Các bạn đã thấy gì chưa?
Cũng cùng làm 1 ngày 8h nhưng lương công nhân hoàn toàn khác với lương trưởng phòng, lương trưởng phòng hoàn toàn khác với lương giám đốc
Cũng cùng là giám đốc, nhưng giám đốc của công ty nhỏ lương hoàn toàn khác với giám đốc của công ty đồ sộ
Các bạn đã thấy được gì chưa?
Tại sao ở độ tuổi còn rất trẻ nhưng Mark Zuckerberg-Ông chủ Facebook đã thành tỉ phú trong khi chúng ta lại không có lấy 1 xu
Tim Ferriss-tác giả của cuốn "The Four Hour Work Week" đã miêu tả cuộc sống đầy sung sướng và thú vị của ông ta, trong khi ông ta làm việc rất ít, thế tiền từ đâu mà ra? Câu trả lời vẫn là ở đây: Nguyên lý 20/80  Doremon có thể tóm tắt thế này:

-Có những môn học quan trọng hơn môn học khác nhiều lần

-Có những cách kiếm tiền nhanh hơn các cách kiếm tiền khác nhiều lần

-Có những kĩ xảo quan trọng hơn các kĩ xảo khác nhiều lần

-Có những hành động quan trọng hơn các hành động khác nhiều lần
Thế câu hỏi là ở đây: Tại sao các bạn lại đày đoạ bản thân mình bằng cách học những môn học ít giá trị, làm những hành động ít giá trị, kiếm tiền theo cách lâu nhất...
Doremon chỉ muốn giúp đỡ bạn đọc, để các bạn cải thiện tốc độ của mình, ngoài ra không hề có ý gì khác, đó là các bạn có quyền tự do của mình, nhưng Doremon chỉ muốn hỏi các bạn cái này:

1.Tại sao ta lại phải lao động mệt nhọc cả đời để rồi vẫn không đủ sống?

2.Tại sao ta phải học một cách cực khổ cả ngày lẫn đêm nhưng vẫn không hơn được ai?

3.Tại sao ta lại luyện tập các kĩ xảo vốn dĩ chẳng để làm gì?

4.Tại sao ta lại đầu tư thời gian vào những hành động vô giá trị?
Đây chỉ là những mẩu mảnh cực kì nhỏ mà Doremon đang cất giữ trong mình về Nguyên Lý 20/80. Thế nhưng nếu các bạn biết cách ứng dụng thì cũng đủ nâng hiệu suất của bạn bạn lên tới vài chục lần


Hãy nhớ lại ví dụ về Brian Tracy. Thay vì bỏ thời gian 1 tháng để đọc 10 cuốn sách, thì như Brian Tracy thuê các vị giáo sư về để họ tóm tắt 10 cuốn này thành 1 cuốn duy nhất, có nghĩa là Brian Tracy chỉ cần đọc 1 cuốn, nhưng lại thu được lượng kiến thức của 10 cuốn trong vòng khoảng 3 ngày thay vì 1 tháng 

Xem tiếp phần 5 : Tư duy thiên tài

Giới thiệu về Unknown

http://www.myfancy.org được tạo ra từ Ngày 01 Tháng 11 Năm 2011
Bởi quản trị viên Quockiencoltd . website được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu chia sẽ và trao đổi kinh nghiệm đến tất cả mọi người . Ngoài ra website còn truyền tải một số nội dung hay và ý nghĩa được sưu tầm từ nguồn khác .
Myfancy.org sẽ luôn luôn là người bạn tốt của bạn
«
Next
Newer Post
»
Previous
Older Post

No comments :

Leave a Reply